Hotline: 0969 739 968
Phương pháp thẩm định tài sản vô hình
Các cách tiếp cận trong thẩm định giá tài sản vô hình bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thu nhập. Mỗi cách tiếp cận bao gồm nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau. Căn cứ vào loại tài sản vô hình cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần thẩm định giá có thể thu thập được, thẩm định viên cần lựa chọn cách tiếp cận thẩm định giá phù hợp.
Trong quá trình áp dụng các phương pháp thẩm định giá, để kiểm tra mức độ tin cậy của kết quả thẩm định giá, thẩm định viên áp dụng kỹ thuật phân tích độ nhậy. Cụ thể là xem xét, phân tích sự thay đổi của kết quả thẩm định giá khi thay đổi giá trị của một số thông số quan trọng đối với từng trường hợp thẩm định giá, ví dụ như tỷ suất chiết khấu, tỷ suất vốn hóa,…
1. Phương pháp thu nhập:
Phương pháp thẩm định giá này căn cứ vào thu nhập dựa trên nguyên tắc cơ bản là giá trị của một tài sản vô hình sẽ được tính ra từ các lợi ích kinh tế (tức là thu nhâp/dòng tiền) mà tài sản đó mang lại trong tương lai. Hai cách tiếp cận thông thường nhất là vốn hóa thu nhập và phân tích dòng tiền chiết khấu (Cách tiếp cận từ thu nhập xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các khoản thu nhập, các dòng tiền và các chi phí tiết kiệm do tài sản vô hình mang lại). Cách tiếp cận từ thu nhập gồm ba phương pháp chính là: phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, phương pháp lợi nhuận vượt trội, phương pháp thu nhập tăng thêm.
2. Phương pháp thẩm định giá dựa trên thị trường
Phương pháp thẩm định giá dựa trên thị trường được thựa hiện bằng cách so sánh, phân tích thông tin đối tượng thẩm định giá với các tài sản vô hình tương tự có giá giao dịch trên thị trường, hay các lợi ích sở hữu tài sản vô hình và các chứng khoán đã được bán trên thị trường mở. Hai nguồn dữ liệu thường được sử dụng nhất là các thị trường trong đó những lợi ích sở hữu các tài sản vô hình tương tự được kinh doanh, và các giao dịch trước đó về sở hữu tài sản vô hình đã được tiến hành. Thẩm định viên sử dụng ít nhất 03 tài sản vô hình tương tự để so sánh. Trường hợp chỉ thu thập được thông tin của 02 tài sản vô hình tương tự đã được giao dịch trên thị trường thì kết quả thẩm định giá từ cách tiếp cận thị trường chỉ được dùng để kiểm tra, đối chiếu với kết quả thẩm định giá có được từ cách tiếp cận khác.
3. Phương pháp thẩm định giá dựa trên chi phí
Phương pháp chi phí được tìm ra dựa trên nguyên tắc thay thế. Có nghĩa là giá trị của một tài sản sẽ không lớn hơn chi phí khi thay thế các bộ phận hợp thành của nó. Cách tiếp cận từ chi phí ước tính giá trị tài sản vô hình căn cứ vào chi phí tái tạo ra tài sản vô hình giống nguyên mẫu với tài sản cần thẩm định giá hoặc chi phí thay thế để tạo ra một tài sản vô hình tương tự có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành. Cách tiếp cận từ chi phí gồm hai phương pháp chính là: Phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế.
Chi phí thay thế hoặc chi phí tái tạo trong phương pháp chi phí bao gồm các chi phí sau: Chi phí về nhân công, nguyên vật liệu, chi phí cho các tài sản hữu hình phụ trợ cần thiết để phát huy được giá trị của tài sản vô hình, chi phí duy trì (ví dụ: Chi phí quảng cáo để duy trì vị thế của nhãn hiệu, chi phí quản lý chất lượng của sản phẩm, v.v.), chi phí đăng ký xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ, chi phí nghiên cứu phát triển và các chi phí hợp lý khác.
Quy trình thẩm định giá tài sản vô hình
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/3/2015 của Bộ Tài chính, quy trình thẩm định giá bao gồm 06 cơ bản.
Đối với quy trình thẩm định giá tài sản vô hình thẩm định viên cần lưu ý một số điểm sau:
1. Xác định tổng quát về tài sản vô hình cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc giá trị phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
a, Xác định các đặc điểm cơ bản của tài sản vô hình
Các đặc điểm của tài sản vô hình cần phải được nêu chi tiết để nhận biết, phân biệt tài sản vô hình cụ thể cần thẩm định giá. Các đặc điểm của tài sản vô hình bao gồm các đặc điểm về vật chất, kỹ thuật, chức năng, các thông số kinh tế của tài sản, đặc điểm pháp lý và các quyền gắn với tài sản vô hình cần thẩm định giá, yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản vô hình,…
Trường hợp tài sản vô hình chưa phải là đối tượng bảo hộ, thẩm định viên có thể cân nhắc đánh giá sự cần thiết và khả năng được đăng ký bảo hộ đối với tài sản thẩm định giá. Trường hợp quyền sở hữu trí tuệ của tài sản thẩm định giá đã được phất sinh, xác lập thì cần đánh giá tình trạng, phạm vi, thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra thẩm định viên cũng cần xem xét tình trạng tranh chấp, xung đột (nếu có) liên quan tới tài sản vô hình như tranh chấp về quyền sở hữu, đang bị xem xét lại về điều kiện bảo hộ,…
b, Xác định đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá
Đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá là khách hàng thẩm định giá và bên thư ba sử dụng kết quả thẩm định giá (nếu có) theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết.
c, Xác định mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá
Để xác định mục đích thẩm định giá, cần đưa ra các thông tin về lý do tiến hành thẩm định giá, mục đích sử dụng kết quả thẩm định giá và đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá.
Các nhóm mục đích thẩm định giá phổ biến đối với tài sản vô hình là chuyển nhượng, góp vốn, chuyển giao quyền sử dụng, thế chấp, cung cấp thông tin quản lý, phục vụ kiện tụng. Mục đích thẩm định giá và cả thời điểm thẩm định giá được xác định căn cứ vào văn bản yêu cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản đề nghị thẩm định giá của khách hàng thẩm định giá hoặc hợp đồng thẩm định giá.
Thời điểm thẩm định giá cần được xác định cụ thể do giá trị của tài sản vô hình có thể thay đổi theo thời gian. Thời điểm thẩm định giá có thể là trong quá khứ (trước khi thực hiện hoạt động thẩm định giá), hiện tại (cùng giai đoạn tiến hành hoạt động thẩm định giá) hoặc tương lại (sau khi kết thúc hoạt động thẩm định giá). Trong trường hợp thời điểm thẩm định giá là tương lai, thẩm định viên cần đưa ra các giả thiết phù hợp để tiến hành thẩm định giá.
Thẩm định viên cần trao đổi với khách hàng để xác định mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá phù hợp với mục đích sử dụng của chứng thư thẩm định giá.
d, Xác định cơ sở giá trị của máy móc thiết bị thẩm định giá là giá trị thị trường hay phi thị trường
Thẩm định viên căn cứ vào mục đích thẩm định giá tài sản để xác định cơ sở giá trị của tài sản cho thẩm định giá. Đồng thời, thẩm định viên xem xét thêm đặc điểm pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản thẩm định giá và đặc điểm thị trường của tài sản thẩm định giá.
Trường hợp ước tính giá trị phi thị trường của tài sản vô hình là giá trị đối với người sở hữu tài sản vô hình đó, cần tính đến các yếu tố đặc trưng liên quan chỉ tác động đến người chủ sở hữu tài sản vô hình.
e, Xác định giả thiết và giả thiết đặc biệt
Thẩm định viên có thể đưa ra giả thiết đối với những thông tin còn chưa chắc chắn ảnh hưởng đến giá trị tài sản thẩm định giá trong trường hợp không khắc phục được những hạn chế về thông tin này. Các hạn chế về thông tin bao gồm các hạn chế về hồ sơ pháp lý của tài sản thẩm định giá, hạn chế về đặc điểm của tài sản thẩm định giá, hoặc hạn chế về các thông tin khác ảnh hưởng đến việc ước tính giá trị của tài sản thẩm định giá.
Giả thiết đặc biết là giả thiết hoàn toàn khác với thực tế tại thời điểm thẩm định giá, tiy nhiên giả thiết này cần được áp dụng để phù hợp với mục đích thẩm định giá theo yêu cầu của khách hàng.
2. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Các thông tin cần xác định, thu thập khi thẩm định giá tài sản vô hình bao gồm:
Trong trường hợp thẩm định giá phục vụ mục đích chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng, góp vốn…thẩm định viên cần cân nhắc thêm một số yếu tố liên quan đến tính chất và phạm vi của việc chuyển giao như:
Khi thẩm định giá một số đối tượng quyền sở hữu trí tuệ như sáng chế, bí mật kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại mà không thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC, thẩm định viên có thể thao khảo một số yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản này theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch này, bao gồm các yếu tố sau:
(2.1). Đối với sáng chế:
a) Tình trạng bảo hộ; phạm vi bảo hộ; thời gian còn lại trong thời hạn bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ;
b) Khả năng rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng sáng chế, ví dụ: khả năng bị hủy bỏ hiệu lực, bị xâm phạm; khó khăn, cản trở về kinh tế, kỹ thuật trong việc ứng dụng, khai thác, thương mại hóa.
(2.2). Đối với bí mật kinh doanh:
a) Nội dung, hình thức các biện pháp bảo mật; hiệu quả áp dụng các biện pháp bảo mật đối với bí mật kinh doanh cho đến thời điểm định giá;
b) Nguy cơ bí mật kinh doanh bị bộc lộ và khai thác một cách hợp pháp khi được tổ chức, cá nhân khác nghiên cứu, phân tích ngược, giải mã công nghệ hoặc nghiên cứu tạo ra bí mật kinh doanh tương tự một cách độc lập.
(2.3). Các yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến giá trị của sáng chế, bí mật kinh doanh cũng được xem xét, vận dụng khi định giá sáng kiến, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, chương trình máy tính, giống cây trồng mới, giải pháp, quy trình kỹ thuật mới, các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ dưới dạng vô hình khác.
(2.4). Đối với kiểu dáng công nghiệp:
Các yếu tố đặc thù cần xem xét tương tự như đối với sáng chế. Đồng thời, cần xem xét đặc điểm mỹ thuật ứng dụng, sự khác biệt của kiểu dáng công nghiệp và sức hấp dẫn người tiêu dùng đối với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp đó.
(2.5). Đối với nhãn hiệu, tên thương mại:
a) Thời gian và phạm vi sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại trong thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Nguy cơ nhãn hiệu, tên thương mại bị mất khả năng phân biệt trên thị trường do trở thành tên gọi chung của sản phẩm, dịch vụ;
c) Khả năng mở rộng đối tượng, phạm vi sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, nhượng quyền thương mại cho các đối tác;
d) Nguy cơ, khả năng quyền của nhãn hiệu, tên thương mại bị xâm phạm.
Đối với từng tài sản vô hình cụ thể thẩm định viên cần xác định các thông tin yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của tài sản thẩm định giá và tiến hành thu thập các thông tin phù hợp với các yếu tố đó, phù hợp với cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá lựa chọn. Các thông tin thu thập được cần phải được phân loại, xác minh, phân tích, lựa chọn và điều chỉnh trước khi áp dụng để xác định giá tài sản vô hình cần thẩm định giá.
3. Xác định giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá
Đối với thẩm định giá tài sản vô hình gồm ba cách tiếp cận cơ bản: Cách tiếp cận từ thị trương; Cách tiếp cận từ chi phí; Cách tiếp cận từ thu nhập. Tương ứng mỗi cách tiếp cận là phương pháp thẩm định giá như sau:
Thẩm định giá tài sản vô hình, thẩm định viên cần phân tích và lựa chọn các phương pháp thẩm định giá phù hợp với mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị của tài sản, mức độ sẵn có của các dữ liệu, thông tin để áp dụng các phương pháp thẩm định giá phù hpwj với các quy định của pháp luật liên quan.
Trong trường hợp cung cấp dịch vụ thẩm định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC thì cần áp dụng các quy định của thông tư liên tịch này.
@2020 Thẩm định giá phương nam.Thiết kế website AHT