Hotline: 0969 739 968
Thẩm phán TAND tỉnh làm việc với đương sự trong quá trình giải quyết vụ án liên quan đến tranh chấp tài sản. Ảnh: T.Tâm |
Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng, việc định giá tài sản đã gặp nhiều vướng mắc, bất cập dẫn đến một số vụ án bị chậm trễ, quá hạn, kéo dài. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết án, ảnh hưởng các đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
* Không thỏa thuận được thẩm định giá
Có một số vụ án bị kéo dài, quá hạn cũng bởi vướng mắc trong việc thẩm định giá tài sản. Trong đó, có trường hợp đương sự thống nhất về giá trị tài sản nhưng cũng có những vụ án phải định giá nhiều lần và làm mất rất nhiều thời gian trong quá trình giải quyết án. Ngoài ra, có một số đương sự không chịu đóng chi phí thẩm định giá dẫn đến vụ án bị kéo dài nhiều năm hoặc không xử lý được.
Đơn cử như trường hợp vụ tranh chấp tài sản sau ly hôn giữa bà N.S. (39 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa) và ông T.T.N. (46 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa). Cụ thể, bà S. và ông N. có với nhau tài sản chung là thửa đất diện tích gần 100m2 và căn nhà được xây dựng từ năm 2016. Nguồn gốc đất là do cha mẹ ông N. để lại. Nếu các bên không thỏa thuận được thì tài sản sẽ ưu tiên giao cho ông N. và buộc phải thanh toán một phần giá trị tài sản bằng tiền cho bà S. Tài sản được định giá là hơn 1,2 tỷ đồng.
Do không đồng ý với chứng thư thẩm định giá vì cho rằng, giá trị này thấp hơn giá thị trường nên bà S. yêu cầu định giá lại. Điều này đã khiến cho vụ án kéo dài thêm một thời gian cho việc định giá lại tài sản.
Bên cạnh đó, cũng có những đương sự gây cản trở, không hợp tác và có hành vi chống đối các cơ quan, đơn vị vào đo đạc để thẩm định giá tài sản. Đơn cử như trường hợp tranh chấp giữa chị T.T.G. (28 tuổi, ngụ tại H.Vĩnh Cửu) và bà T.T.V. (47 tuổi, ngụ H.Vĩnh Cửu) về di sản thừa kế là thửa đất và nhà gần 150m2 tại H.Vĩnh Cửu. Vào cuối năm 2022, khi đơn vị thẩm định giá thực hiện việc đo đạc để định giá tài sản thì bị chị G. cản trở vì cho rằng, đất này ông bà để lại cho mình vì có công nuôi dưỡng (ông bà không để lại di chúc) và chị G. không đồng ý chia cho bất kỳ ai. Trước sự cản trở nhiều lần của chị G., đơn vị định giá tài sản đã gặp nhiều khó khăn mới thực hiện được việc định giá.
* Hạn chế ảnh hưởng quyền và lợi ích của đương sự
Thẩm phán Phạm Thành Dương, Chánh tòa dân sự TAND tỉnh cho hay, theo Bộ luật Tố Tụng dân sự năm 2015 thì tất cả các tranh chấp quyền sử dụng đất và các tài sản khác đều phải định giá nhằm có cơ sở để tòa án phân chia tài sản và xác định án phí trong vụ án. Theo quy định pháp luật thì tài sản sẽ được định giá theo giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá. Liên quan đến hoạt động định giá tài sản sản thì có 2 phương án là: thành lập hội đồng định giá hoặc thuê đơn vị thẩm định giá.
Thời gian trước, để giải quyết các vụ án tranh chấp tài sản, TAND tỉnh sẽ thành lập Hội đồng định giá tài sản. Tuy nhiên, hiện nay, trong trường hợp các đương sự đều thống nhất thuê đơn vị thẩm định giá thì sẽ họ sẽ thỏa thuận và tự ký kết với các đơn vị thẩm định giá. Trong nhiều vụ án, các đương sự thấy chi phí thuê đơn vị thẩm định giá cao nên họ không đồng ý thuê. Do đó, họ sẽ yêu cầu tòa án làm thủ tục định giá tài sản.
Trong trường hợp này, buộc tòa án phải thành lập Hội đồng định giá tài sản và mời Sở Tài chính tham gia định giá tài sản. Tuy nhiên, để khách quan và tránh những rủi ro, Sở Tài chính thường yêu cầu thuê một đơn vị thẩm định giá tư vấn về giá cho Hội đồng định giá. Từ đó, chi phí tố tụng về định giá tài sản lại tăng lên.
Cũng theo thẩm phán Phạm Thành Dương, có một số vụ án tranh chấp tài sản gặp khó trong việc thẩm định giá bởi các đương sự không thống nhất về định giá tài sản. Giá do một bên đương sự cung cấp đưa ra thường không được đương sự còn lại chấp nhận vì cho rằng, không đảm bảo quyền lợi công bằng cho đôi bên. Hơn nữa, cũng có nhiều đương sự đang quản lý tài sản không muốn hợp tác, có hành vi chống đối, không cho đơn vị định giá tiếp cận tài sản như đóng cổng, khóa cửa, bỏ đi khỏi nơi có tài sản cần định giá dẫn tới kéo dài thời hạn giải quyết vụ án.
Trước những khó khăn, vướng mắc trên, nhiều thẩm phán TAND tỉnh cho rằng, các cơ quan, đơn vị thẩm định giá cần phải tham khảo mức giá địa phương nơi có tài sản cần định giá, khung giá do UBND tỉnh ban hành, giá trị tài sản do các bên cung cấp… Từ đó, sẽ có giá trị phù hợp nhất và được các đương sự đồng tình, tránh phải định giá lại nhiều lần. Đối với những trường hợp chống đối hoạt động định giá tài sản thì cần sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, lực lượng công an... Trong trường hợp chống đối thì cần có biện pháp chế tài và xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Ngoài ra, cũng cần hoàn thiện quy định pháp luật trong việc thẩm định, định giá tài sản như: quy định về thời gian áp dụng đối với kết luận định giá, mức thu chi đối với những vụ án thẩm định, định giá tài sản… Từ đó đảm bảo mọi hoạt động thẩm định giá được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Có những trường hợp vụ án bị bế tắc do đương sự không chịu đóng tiền. Cụ thể, các đương sự thuê đơn vị thẩm định giá nhưng chỉ mới trả một phần chi phí. Với lý do chưa đóng đủ chi phí nên đơn vị thẩm định giá không thực hiện việc định giá tài sản. Trong khi đó, quy định pháp luật là nếu đương sự đã nộp một phần chi phí định giá thì không được đình chỉ vụ án. Do đó, có những vụ án bị bế tắc, không thể đưa ra xét xử cũng không thể tạm đình chỉ vì các đương sự không chịu đóng đầy đủ chi phí tố tụng về định giá tài sản. |
(Nguồn: http://www.baodongnai.com.vn/phapluat/202302/go-vuong-ve-dinh-gia-tai-san-trong-to-tung-dan-su-3158267/)
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
@2020 Thẩm định giá phương nam.Thiết kế website AHT