Hotline: 0969 739 968
1. Thanh lý tài sản cố là gì ?
Theo quy định tại điểm 3.2 khoản 3 Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC và khoản 1 Điều 31 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Trường hợp nhượng bán tài sản cố định dùng vào sản xuất, kinh doanh, dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án: tài sản cố định nhượng bán thường là những tài sản cố định không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán tài sản cố định hữu hình phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật.
Hiểu đơn giản là tài sản cố định được đem đi thanh lý, nhượng bán là những tài sản đã thu hồi đủ vốn đầu tư, hết thời gian trích khấu hao tài sản cố định, hoặc bị hư hỏng nặng, lỗi thời, lạc hậu, không dùng đến hoặc vì một lý do nào đó (doanh nghiệp sát nhập, nhượng bán hoặc giải thể,...) đơn vị, doanh nghiệp muốn bán tài sản cố định đó đi để thay thế bằng một tài sản mới, hay xử lý để thu hồi vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh.
2. Quy định về thanh lý tài sản cố định.
Khoản 1 Điều 32 Thông tư 133/2016/TT- BTC quy định:
Các tài sản cố định chưa tính đủ khấu hao (tức chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý thì phải tìm ra được nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để tìm cách bồi thường và phần giá trị còn lại của tài sản cố định chưa thể thu hồi, không thể được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính tài sản cố định đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo của doanh nghiệp quyết định;
Nếu số thu để thanh lý và số thu để bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của tài sản cố định chưa được thu hồi hoặc phần giá trị tài sản cố định bị mất thì phần giá trị chênh lệch còn lại được xem là lỗ về thanh lý tài sản cố định và kế toán vào chi phí khác.
Như vậy, các chi phí và doanh thu từ hoạt động thanh lý, bồi thường tài sản được hạch toán vào chi phí và doanh thu khác.
3. Thẩm định giá tài sản thanh lý.
Thẩm định giá để bán thanh lý là việc khách hàng tìm đến các công ty thẩm định giá yêu cầu thẩm định giá các tài sản đã được liệt kê vào hạng mục tài sản thanh lý để xác định được giá trị chính xác của tài sản thanh lý đó nhằm giúp khách hàng thực hiện được mục đích xử lý tài sản thanh lý
của mình.
Tài sản thanh lý có thể là tài sản của cá nhân hay một tổng hợp gồm nhiều loại tài sản khác nhau của một tổ chức, doanh nghiệp. Việc thẩm định giá tài sản trước khi thanh lý sẽ giúp các các nhân tổ chức doanh nghiệp đánh giá đúng nhất giá trị của từng loại tài sản để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp nhất, tránh hủy nhầm những tài sản còn giá trị gây lãng phí.
4. Phương pháp thẩm định giá tài sản thanh lý.
Giá trị của tài sản thanh lý có thể khác nhau nếu áp dụng phương pháp thẩm định giá khác nhau. Các yếu tố như kinh nghiệm của thẩm định viên, thời điểm thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần thẩm định giá có thể thu thập được, thẩm định viên cần lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp. Vì vậy đối với từng loại tài sản thẩm định giá cụ thể, thẩm định viên cần phải áp dụng các cách tiếp cận (phương pháp thẩm định giá) phù hợp đúng theo tiêu chuẩn thẩm định giá và pháp luật Việt Nam quy định. Hiện nay, thẩm định giá tài sản cho mục đích thanh lý gồm các cách tiếp cận phổ biến sau: Cách tiếp cận chi phí: phương pháp chi phí; Cách tiếp cận thị trường: phương pháp so sánh; Cách tiếp cận thu nhập
5. Mục đích của việc thẩm định giá để thanh lý.
Việc thẩm định giá để bán thanh lý tài sản nhằm thực hiện những mục đích sau:
• Xác định đúng giá trị tồn tại của tài sản thanh lý
• Phục vụ trong mua bán thanh lý
• Tính thuế điều chỉnh, hoạch toán sổ sách kế toán
• Mục đích khác
6. Quy trình thẩm định giá tài sản để thanh lý.
Trong dịch vụ thẩm định giá trị tài sản thì việc thẩm định giá tài sản để thanh lý là một trong những dịch vụ khá phức tạp và quy trình thực hiện được tiến hành nhiều khâu. Vì có nhiều tài sản thanh lý vẫn còn giá trị sử dụng trong những mục đích khác nên các thẩm định viên cần phải tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng để đánh giá sát nhất giá trị củng từng tài sản thanh lý. Quy trình đó được thực hiện dưới những bước cơ bản sau:
Tiếp nhận hồ sơ khách hàng: Các công ty dịch vụ thẩm định sẽ tiếp nhận hồ sơ của khách hàng xem xét tài sản thanh lý có phù hợp để thẩm định giá
Tìm hiểu thông tin về tài sản: Thẩm định viên thu thập những chứng cứ liên quan đến tài sản thanh lý
Phân loại tài sản: sau khi có những thông tin chính xác về tài sản sẽ tiến hành phân loại tài sản, xem tài sản thuộc vào nhóm nào. Khâu này sẽ giúp cho việc đưa ra mức giá cho tài sản thanh lý xác thực nhất.
Kiểm tra định giá tài sản: Sau khi hoàn tất các bước trên hội đồng thẩm định sẽ quyết định đưa ra mức giá cuối cùng cho giá trị của tài sản thanh lý, và tư vấn cho khách hàng.
7. Hồ sơ thẩm định giá tài sản để thanh lý.
Giấy yêu cầu thẩm định giá do khách hàng lập (có mẫu kèm theo)
Danh mục tài sản thanh lý theo yêu cầu định giá (có mẫu kèm theo) Báo cáo về hiện trạng thực tế của tài sản thanh lý cần được định giá
Các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan đến tài sản thanh lý cần được định giá
(Nguồn: https://accgroup.vn/dinh-gia-tai-san-co-dinh-khi-thanh-ly/)
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
3 1 năm trước
3 1 năm trước
3 1 năm trước
3 1 năm trước
3 1 năm trước
3 1 năm trước
3 1 năm trước
3 1 năm trước
3 1 năm trước
3 1 năm trước
@2020 Thẩm định giá phương nam.Thiết kế website AHT