Hotline: 0969 739 968
Ngày 8-9, Tập đoàn Hòa Phát - doanh nghiệp có thị phần lớn về ngành thép tại Việt Nam - công bố kết quả bán hàng trong tháng 8, cho thấy có tín hiệu hồi phục nhẹ nhưng tổng quan ngành vẫn còn nhiều thách thức.
Trong tháng 8, Hòa Phát sản xuất 686.000 tấn thép thô, tăng 8% so với tháng trước và 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 558.000 tấn, tương đương tháng 7.
Một thông tin đáng chú ý, thép xây dựng từng bước hồi phục khi doanh nghiệp này bán ra 306.000 tấn. Một phần thép xây dựng đạt cao nhờ sản lượng xuất khẩu với 98.000 tấn, gấp 3,5 lần tháng 7 và cao nhất trong vòng một năm trở lại đây.
Hòa Phát cho biết trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, thép HRC vẫn ghi nhận mức sản lượng bán hàng 241.000 tấn, giảm 17% so với tháng trước. Ngoài ra, các sản phẩm ống thép, tôn mạ màu đều giảm khá mạnh từ 45-63% so với tháng trước.
Số liệu của Hòa Phát, lũy kế 8 tháng đầu năm ghi nhận 4,1 triệu tấn thép thô, giảm 25%. Sản lượng bán thép xây dựng, phôi thép, HRC là 4 triệu tấn, vẫn giảm 22% so với cùng kỳ.
Theo ghi nhận, từ đầu năm đến nay giá thép vẫn chưa hãm được đà giảm giá với mức giảm lần thứ 18 liên tiếp, đưa giá thép về ngưỡng 13-14 triệu đồng/tấn. Nhiều dự báo tiếp tục được đưa ra giá thép vẫn còn giảm vào những tháng cuối năm.
Trong đợt điều chỉnh gần nhất, thương hiệu thép Vina Kyoei có mức giảm mạnh. Ở khu vực miền Nam, Vina Kyoei đồng loạt giảm 810.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và thép D10 CB300, xuống lần lượt 14,8 triệu đồng/tấn và 15 triệu đồng/tấn.
Thép Hòa Phát tại miền Nam điều chỉnh giảm 510.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240, xuống mức 13,5 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 200.000 đồng/tấn, có giá 13,7 triệu đồng/tấn. Thép Việt Ý giảm 100.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300 còn 13,6 triệu đồng/tấn; thép CB240 giữ nguyên ở mức 13,6 triệu đồng/tấn.
Là thương hiệu hàng đầu trên lĩnh vực phân phối, hoạt động gia công và sản xuất kinh doanh thép - Công ty CP Đầu tư thương mại SMC trải qua những tháng đầu năm đầy thách thức. Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết đã đạt mục tiêu sản lượng tiêu thụ 440.000 tấn và “phấn đấu không lỗ” trong 6 tháng cuối năm. Nguyên nhân nhu cầu thép ảm đạm, quan trọng nhất là thị trường bất động sản chưa có tín hiệu phục hồi.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nhận định thép xây dựng vẫn có khả năng hạ giá tiếp tục trong thời gian tới.
Dù khó khăn hiện tại nhưng với kế hoạch đầu tư sản xuất lâu dài, các doanh nghiệp thép tại Việt Nam vẫn miệt mài đầu tư. Đại diện Hòa Phát cho biết hiện tại công ty có công suất 8,5 triệu tấn thép thô, lớn nhất Đông Nam Á.
Bên cạnh ổn định sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường, tập đoàn đang tích cực triển khai dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, công suất 5,6 triệu tấn HRC/năm, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Tính đến đầu tháng 9-2023, dự án đã triển khai được 35% tiến độ khối lượng công việc.
(Nguồn: https://tuoitre.vn/gia-thep-lien-tuc-giam-doanh-nghiep-van-miet-mai-dau-tu-mo-rong-san-xuat-20230908115134927.htm)
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
4 1 năm trước
@2020 Thẩm định giá phương nam.Thiết kế website AHT